Bối cảnh Đại_hội_Huỳnh_Dương

Cuối đời nhà Minh, triều đình hủ bại, quan lại hoành hành, lại thêm vài năm liên tiếp gặp thiên tai, nhân dân không còn lối thoát. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), người chết đói khắp bắc bộ Thiểm Tây, người Phủ CốcVương Gia Dận, người An TắcCao Nghênh Tường, người Duyên AnTrương Hiến Trung,... dựng cờ khởi nghĩa, lực lượng phát triển nhanh, ngày càng lớn mạnh.

Tháng 11 năm Sùng Trinh thứ 6 (1633), nghĩa quân Thiểm Bắc đột phá phòng tuyến quan quân, vượt qua Hoàng Hà, tiến vào Hà Nam, chuyển sang chiến đấu ở Dự Tây.

Cuối năm Sùng Trinh thứ 7 (1634), Hồng Thừa Trù nhiệm chức Binh bộ thượng thư, thống nhất chỉ huy 7 vạn quan quân 5 tỉnh Thiểm, Sơn, Dự, Xuyên, Ngạc, từ 4 phương 8 hướng ép vào Hà Nam, ý đồ vây diệt quân đội nông dân.

Ngày 6 tháng 1 năm Sùng Trinh thứ 8 (1635), nghĩa quân đánh chiếm Huỳnh Dương. Đối mặt với tình thế hiểm nghèo, vì muốn phá vỡ cuộc vây diệt của quan quân, theo Ngô Vĩ Nghiệp, "Tuy khấu kỷ lược": 13 nhà - 72 doanh - hơn 20 vạn quân đội nông dân tụ tập ở Huỳnh Dương mở hội, thương thảo kế hoạch chống địch. Đây là Đại hội Huỳnh Dương nổi tiếng trong lịch sử.